QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BCH HỘI PHỤ NỮ XÃ VÀ CHƯƠNG TRÌNH TOÀN KHÓA CỦA HỘI PHỤ NỮ

Đăng lúc: 05:27:31 23/10/2018 (GMT+7)

                 HỘI LHPN HOẰNG HÓA                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 BCH HỘI LHPN HOẰNG SƠN                                                Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

                       Số: 01/QC-PN                                                             Hoằng sơn, ngày  30  tháng  6  năm 2016

 

QUY CHẾ

Hoạt động của BCH Hội Phụ nữ xã Hoằng sơn

  nhiệm kỳ 2016-2021.

 

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

          Hội Phụ nữ được tổ chức theo nguyên tắc “Tập trung dân chủ”, BCH làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Hội đặt dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ và có quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền, MTTQ các đoàn thể cùng cấp.

      BCH thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng việc đề ra các nghị quyết và các kết luận tại các kỳ họp BCH. Thông qua các hoạt động của các đồng chí ủy viên BCH được phân công chỉ đạo cơ sở thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được quy định trong quy chế.

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TẬP THỂ VÀ CÁC CÁ NHÂN

I. Trách nhiệm tập thể:

1. Ban chấp hành:  Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động, công tác của hội giữa 2 kỳ Đại hội, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ của cá nhân, bàn bạc thảo luận xây dựng, các đề án thông qua bằng nghị quyết tập thể, thiểu số phục tùng đa số.

+ BCH chuẩn bị nội dung, kế hoạch chỉ đạo Đại hội cấp mình và chi hội cơ sở theo quy định của điều lệ hội LHPN Việt nam.

+ BCH ban hành các nghị quyết triển khai nghị quyết thực hiện có kết quả các nhiệm vụ của Đảng bộ và nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội LHPN Việt nam, nhiệm kỳ 2016-2021.

+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ ở các chi hội, tổng kết rút kinh nghiệm xây dựng các mô hình tiên tiến nhân ra diện rộng.

2. Ban Thường Vụ:   Chịu trách nhiệm trước BCH để lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động công tác của hội trong toàn xã.

+ Thu thập phân tích, tổng hợp kết quả hoạt động, tình hình về mọi mặt, chuẩn bị các đề án, nội dung chương trình công tác và tổ chức các kỳ họp BCH, giải quyết công việc dựa trên cơ sở Nghị quyết của BCH và của hội cấp trên, của cấp ủy và các nhiệm vụ khác.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa các mặt hoạt động của Hội LHPN với cấp ủy, chính quyền, các Ban ngành, đoàn thể, đảm bảo mọi hoạt động thống nhất và đạt hiệu quả cao.

II. Trách nhiệm cá nhân:

1. Chủ tịch hội LH Phụ nữ:   Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện và chỉ đạo trực tiếp công tác chính trị, tư tưởng công tác tổ chức cán bộ chi hội và  ký các quyết định thuộc thẩm quyền.

+ Chuẩn bị nội dung chương trình và chủ trì các kỳ họp BTV- BCH, chuẩn bị nội dung báo cáo trước kỳ họp.

- Tham gia các ban là thành viên do cấp ủy chính quyền quyết định thành lập.

+ Là chủ tài khoản của Hội:

2. Phó chủ tịch:  Làm trưởng ban kiểm tra của Hội và kiêm ủy viên thư ký.

+ Thay thế chủ tịch khi chủ tịch đi vắng, ủy quyền lại được phép giải quyết mọi công việc hàng ngày và báo cáo kết quả lại với chủ tịch trong thời gian thực thi nhiệm vụ.

+ Ký thay chủ tịch các văn bản được chủ tịch ủy quyền.

+ Phó chủ tịch làm trưởng ban kiểm tra trực tiếp chỉ đạo lập kế hoạch công tác kiểm tra theo định hướng của BCH và của Ban kiểm tra cấp trên. Ký các văn bản thuộc phạm vi công tác kiểm tra và tổng hợp các phong trào thi đua khen thưởng của Hội.

- Đ/c: Nguyễn Thị Thương - PCT - Làm trưởng ban kiểm tra công tác Hội, phụ trách ngành nghề, theo dõi phụ trách KH HGĐ ( Ban Dân số KHHGĐ).

3. Ủy viên ban Thường vụ: Phụ trách quản lý nguồn thu, chi quỹ Hội, xây dựng quỹ hội. Hàng năm báo cáo thông qua các kỳ họp thường kỳ trước BCH.

4. Các đồng chí ủy viên BCH: Trực tiếp phụ trách các chi hội cụ thể như sau:

- Đ/c: Cao Thị Bản - Ủy viên BCH - Phụ trách chi hội Bản Định, trực tiếp làm chi hội trưởng chi hội Bản Định.

- Đ/c: Nguyễn Thị Nhất - Ủy viên BTV phụ trách quỹ hội, trực tiếp làm chi hội trưởng chi hội Long Thành, (Phụ trách chi hội Long Thành).

- Đ/c: Vương Thị Chiên: Ủy viên BCH - trực tiếp làm chi hội trưởng chi hội Cố Bản, Phụ trách chi hội Cố Bản.

- Đ/c: Trần Thị Nguyệt - Phó hiệu trưởng trường Mầm non - Ủy viên BCH- Phụ trách chi hội Mầm non.

- Đ/c: Hoàng Thị Loan: UVBCH – trực tiếp làm chi hội trường chi hội Cẩm lủ, phụ trách chi hội Cẩm Lủ.

- Đ/c: Lê Thị Liễu: UV BCH trực tiếp làm chi hội trưởng chi hội Xuân sơn, phụ trách kỹ thuật nghề TTCN ( phụ trách chi hội Xuân sơn).

- Đ/c: Lê Thị Hương: UV BCH - phụ trách chi hội Xuân sơn.

+ Các đồng chí ủy viên BCH phụ trách các chi hội phát huy năng lực tinh thần chủ động, sáng tạo, đề cao ý thức trách nhiệm lãnh đạo của tập thể BCH. Tham gia đầy đủ các kỳ họp.

Mỗi ủy viên BCH phải nắm chắc tình hình phản ánh kịp thời mọi mặt chi hội mình được phân công phụ trách.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm theo Nghị quyết và gương mẫu chấp hành Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước và thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, đơn vị mình, trực tiếp lãnh đạo, phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra.

- Thực hiện tốt các báo cáo, thông tin, giữ mối quan hệ với cấp ủy Đảng- chính quyền, MTTQ, các ban ngành cơ sở. Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ KT- XH -QP-AN của địa phương.

III. Chế độ công tác:

1. Chế độ hội nghị BCH họp 1 tháng 1 lần, khi cần thiết có thể họp bất thường do BTV triệu tập.

- Ban Thường vụ họp 1 tháng 1 lần, (có thể họp bất thường. khi có công việc cần thiết).

- Mỗi tháng họp giao ban với các chi hội 1 lần, tổng hợp  báo cáo huyện hội.

- BTV tổ chức hội nghị BCH mở rộng khi có các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Hội cấp trên để triển khai.

- Những vấn đề xét thấy không cần tổ chức hội nghị thì gửi bằng văn bản xuống các chi hội để tổ chức thực hiện.

2. Nội dung hội nghị.

- Nội dung họp BTV do đồng chí chủ tịch hội chuẩn bị và chủ trì, nội dung họp BCH do BTV chuẩn bị, đồng chí chủ tịch hoặc đồng chí chủ tịch phân công điều hành hội nghị những vấn đề thảo luận ở hội nghị mỗi đồng chí phải chuẩn bị ý kiến, tỏ thái độ quan điểm của mình, phát biểu ngắn gọn, đủ ý.

- Người chủ trì hội nghị cần phải tập trung, tập hợp những ý kiến chưa nhất trí hoặc những ý kiến trái nhau làm rõ và kết luận những vấn đề chưa đủ căn cứ thì lại nghiên cứu hội nghị sau đưa ra bàn bạc.

IV. Chế độ đi cơ sở và tiếp hội viên:

1. Mỗi đồng chí ủy viên BCH phải giành thời gian đi đến các chi hội nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên để có biện pháp giải quyết kịp thời.

2. Phân công ban Thường vụ tiếp hội viên tại trụ sở văn phòng hội, hoặc đến tại chi hội phụ nữ, kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết và các nhiệm vụ công tác trọng tâm của hội, giành thời gian sinh hoạt với các chi hội, chú ý lắng nghe ý kiến của hội viên, những ý kiến của hội viên phải được tiếp thu và trực tiếp giải quyết.

V. Chế độ phê và tự phê bình.

1. Trong các cuộc họp của BCH có sơ kế, tổng kết đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của BCH, rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến và thực hiện các mục tiêu chương trình công tác hội, hàng năm BTV kiểm điểm trước BCH thực hiện tự phê bình và phê bình, đảm bảo phát huy dân chủ trong sinh hoạt đánh giá xếp loại cán bộ, hội viên và các chi hội theo định kỳ 6 tháng, hàng năm.

2. Xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đánh giá phân loại hội viên và tổ chức hội cho phù hợp với tình hình thực tế của chi hội phụ nữ.

VI. Chế độ kiểm tra:

BTV và BCH hội phụ nữ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của hội cấp trên, mục tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ xã, mỗi chi hội phụ nữ và hội viên cần kiểm tra, thực hiện tốt các chức năng theo quy định của điều lệ hội và nhiệm vụ được giao.

          C. Các mối quan hệ công tác:

          1. BCH phụ nữ xã lãnh đạo toàn diện thông qua chi hội phụ nữ, các đồng chí ủy viên BCH và cán bộ các chi hội phụ nữ, các đồng chí ủy viên BCH và cán bộ các chi tổ phụ nữ.

          2. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể để thực hiện công tác hội, tranh thủ sự lãnh đạo của đảng và của hội cấp trên.

          3. Đối với chi hội phụ nữ BCH lãnh đạo, chỉ đạo, thông qua các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch công tác, đồng thời phân công các đồng chí UV BCH trực tiếp chỉ đạo, hàng tháng năm bắt tình hình thực tế, bổ sung các biện pháp chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả.

          + Đối với hội cấp trên: BTV có trách nhiệm thay mặt BCH báo cáo những kết quả công tác hội.

          + Đối với cấp ủy: Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, Thường vụ HLHPN xã có trách nhiệm thay mặt BCH báo cáo kết quả với BTV Đảng ủy xin ý kiến chỉ đạo.

          D. Tổ chức thực hiện:

          1. Các đồng chí ủy viên BCH và c

Các tin khác
    Truy cập
    Hôm nay:
    1
    Hôm qua:
    0
    Tuần này:
    1
    Tháng này:
    0
    Tất cả:
    513732

    Ý kiến thăm dò

    Bạn đánh giá giao diện của cổng thông tin điện tử thế nào?